Những áp lực của người viết content

Những áp lực của người viết content

Dạo gần đây không ít bạn trẻ có nhắn tin tâm sự với mình về chuyện nghềvà không liên quan đến content. Sau một hồi nói chuyện mình cũng tự hỏi và suy ngẫm về nghề của mình - Người viết content liệu có hay gặp áp lực hay không và cho đến bây giờ mỗi khi mình gặp áp lực thì thường hay làm gì để giải tỏa?

Hôm nay mình cũng xin chia sẻ đến bạn đôi chút về vấn đề này hy vọng qua đó giúp bạn có thêm năng lượng tích cực để phát triển nghề hơn nhé!

Viết content - Content writing được mọi người cho rằng công việc này là đơn giản và vô cùng nhẹ nhàng. Chỉ cần có laptop hoặc máy tính thậm chí là điện thoại hay máy tính bảng là có thể làm việc vô tư. Thế nhưng hoàn toàn ngược lại suy nghĩ của nhiều người thì viết content cũng chịu khá nhiều áp lực. Cụ thể:

  • Áp lực về thời gian: Một trong những áp lực khá lớn đối với người viết content đó chính là thời gian mà chúng ta hay quy định cho nó - Deadline. Người yêu cầu thường lúc nào cũng mong muốn chúng ta phải viết nội dung thật nhanh chóng trong thời gian càng sớm càng tốt. Do đó người viết content lúc nào cũng trên tinh thần "chạy deadline" và đảm bảo bài gửi đúng hẹn.
  • Áp lực về sự sáng tạo - Đối với việc thông tin được cập nhật và đổi mới liên tục khiến cho người viết content cũng chịu thêm áp lực về việc sáng tạo cho nội dung của mình thêm phần thu hút, hấp dẫn và giữ chân người đọc. Và để có được điều này thì đòi hỏi chúng ta phải liên tục tìm tòi, nghiên cứu, cập thật thông tin liên tục để có nhiều thêm ý tưởng mới và từ đó thu hút sự quan tâm của người đọc.
  • Áp lực về kiến thức - Đây cũng là một vấn đề khá là quan trọng mà mình mong muốn các bạn mới bước vào lĩnh vực viết content phải lưu ý bởi vì có kiến thức thì bạn mới có thể dễ dàng viết nên những bài content chất lượng, có góc nhìn của bạn. Bên cạnh đó việc trang bị cho mình một lượng kiến thức về các lĩnh vực trong cuộc sống cũng giúp bạn dễ dàng viết content với sự chính xác về thông tin, tạo nên bài viết đáng tin cậy hơn.
  • Áp lực từ người đọc - Bạn viết một bài content mà chính bạn cảm thấy quá tuyệt vời rồi, quá xuất sắc rồi, đảm bảo đăng lên là hút người đọc, là bùng nổ. Tuy nhiên bài viết đó lại không được viết theo cách mà người đọc mong muốn, bạn không hiểu rõ người đọc. Chính vì vậy mà bài viết của bạn bị người đọc đánh giá kém. Và đó cũng là áp lực của rất nhiều người viết content vì làm sao viết nội dung thu hút người đọc, làm sao hiểu được họ mà khiến họ phải đọc đi đọc lại vì quá thích thú chính là cái "khó" nhất.

Bạn có thể xem thêm về chủ đề "Viết content - Tư duy từ người đọc" để hiểu rõ hơn về phần này nhé!

  • Áp lực từ người đánh giá content - Cái này mình tạm gọi là "đối tác" - Chính là người đặt hàng bạn viết content. Họ vừa là người đọc nội dung của bạn cũng đồng thời là người đánh giá bài viết của bạn có đáp ứng đúng yêu cầu của họ hay không. Do đó đây cũng là áp lực cực kỳ lớn, bên cạnh đó người đánh giá sẽ đánh giá bài viết của bạn trên khá nhiều chỉ tiêu như: Số chữ, hiệu suất, sự thu hút người đọc, content sạch không sao chép từ trên mạng đồng thời cả tinh thần sẵn sàng nhận phản hồi và cải thiện của bạn.

Xem thêm: Định giá content - Liệu có đánh giá thấp về nghề content?

  • Áp lực với công nghệ hiện đại - AI - Đây cũng là một áp lực khá lớn đối với những bạn mới bước vào lĩnh vực viết content vì kinh nghiệm còn ít nên khi ứng tuyển vào vị trí content cũng sẽ phải đối mặt với việc so sánh khả năng của bạn với AI. Bên cạnh đó sự đổi mới về công nghệ cùng với sự thông minh từng ngày của AI cũng khiến cho không ít người trong ngành phải bất ngờ và hoang mang với vấn đề "liệu mình có nên tiếp tục viết content hay không khi trong vài phút AI đã có thể viết một bài viết hoàn chỉnh trong khi bạn phải mất vài tiếng". Tuy nhiên nếu như bạn biết nắm bắt thì cũng có thể hợp tác cùng AI nhờ khả năng thu thập thông tin tuyệt vời của nó và bạn cũng sẽ tiết kiệm thời gian hơn trong việc tìm kiếm thông tin để từ đó tạo nên những bài viết mượt hơn, cuốn hơn.

Cần làm gì để tránh bị áp lực?

Vậy thì bạn cần làm gì để tránh bị áp lực khi viết content? Thật ra để không bị áp lực trong nghề thì bạn cần tập cho mình những thói quen sau:

  • Đặt mục tiêu và lên kế hoạch rõ ràng để giúp bạn có hướng đi đúng hơn, không bị lan man ở những công việc khác có tính gây nhiễu.
  • Lên lịch hẹn và quản lý quỹ thời gian của mình.
  • Tận dụng công nghệ thông tin hiện đại để hỗ trợ - Cụ thể là AI - Về việc tận dụng công nghệ AI như thế nào thì ở một bài viết khác mình sẽ chia sẻ cụ thể hơn nhé.
  • Đọc và cập nhật các thông tin mới thông qua các nền tảng mạng xã hội để giúp bạn tích lũy nhiều thêm vốn kiến thức nhờ vậy giúp bạn có thể viết nhiều bài viết "lên đồng" hơn.
  • Tập cho mình một thói quen viết chỉn chu, logic và mạch lạc - Việc tự tạo cho mình một thói quen như vậy cũng sẽ giúp cho người đọc, người đánh giá và cả người đặt bài viết đánh giá cao hơn ở bạn nhất là sự chuyên nghiệp và tinh thần cầu thị.
  • Sau cùng, nếu như bạn cảm thấy quá áp lực, quá bí bách thì tốt hơn hết là tạm thời không nhận viết content trong một khoảng thời gian để bạn cảm thấy mình đã được sạc đầy năng lượng. Nói chung đừng để những cảm xúc tiêu cực chi phối đến bạn khiến cho bạn cảm thấy việc viết content là một gánh nặng của mình.

Thật sự thì ngành nghề nào, lĩnh vực nào cũng có những áp lực riêng. Do đó chỉ cần bạn biết cách cân bằng giữa công việc, lối làm việc và sinh hoạt cá nhân là được. Hocvietcontent.vn mong rằng bạn luôn vững tâm với ước mơ và sở thích của mình trong sự nghiệp viết content nhé!

Read more